0939028579

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

TAY DO UNIVERSITY

Trí tuệ - Sáng tạo - Năng động - Đổi mới

Trường đã đạt kiểm định chất lượng

Tham gia hoạt động bán hàng đa cấp: nên hay không?

Ngày đăng: 26/11/2024 01:42

Mô hình bán hàng đa cấp là một phương thức kinh doanh hiệu quả của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam nhiều công ty đã lợi dụng mô hình này để lừa đảo, gây thiệt hại cho nhiều người, đặc biệt gần đây nhất là sinh viên.

 MG 9729

Bán hàng đa cấp xuất hiện đầu tiên vào những năm 1920 và đã được thừa nhận tại khoảng 120 quốc gia. Tại Việt Nam bán hàng đa cấp được hình thành khoảng 13 năm cùng với sự ra đời của hiệp hội vào năm 2009. Xét về mặt kinh tế, bán hàng đa cấp đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế hiện nay, góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều vụ lừa đảo bị phanh phui đã gióng lên hồi trống cảnh báo về các biến tướng của loại hình kinh doanh này. Đặc biệt đối với sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, lợi dụng mong muốn tìm thêm công việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, được làm trong môi trường năng động, được học hỏi nhiều kinh nghiệm, được tham gia các buổi kỹ năng mềm cùng với mức thu nhập hấp dẫn của sinh viên, với những lời quảng cáo có cánh từ các công ty với mức lương hấp dẫn lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng đã khiến nhiều sinh viên sập bẫy vào các mạng lưới bán hàng đa cấp.

 MG 9716

TS. Nguyễn Ngọc Minh – Phó Hiệu trưởng phát biểu tại buổi tọa đàm

 MG 9722

Ông Nguyễn Minh Toại – Giám đốc Sở Công thương TP.Cần Thơ phát biểu tại buổi tọa đàm

Để giúp sinh viên hiểu đúng về mô hình bán hàng đa cấp và nhận biết được các dấu hiệu lừa đảo của các công ty bán hàng đa cấp để tránh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, trục lợi, lừa đảo, Trường Đại học Tây Đô phối hợp với Sở Công thương TP.Cần Thơ tổ chức Hội thảo về bán hàng đa cấp trong sinh viên.

 MG 9730

Ông Phạm Hoàng Thám – Phó Chánh thanh tra Sở Công thương giới thiệu những quy định pháp luật về kinh doanh đa cấp và các hành vi được xem như lừa đảo, trục lợi sai pháp luật trong kinh doanh đa cấp

 MG 9768

Ông Nguyễn Minh Toại – Giám đốc Sở Công thương trả lời các câu hỏi của sinh viên

 MG 9759

Nhiều câu hỏi của sinh viên được đặt ra tại buổi tọa đàm

Sinh viên lưu ý một số dấu hiệu nhận biết hoạt động bán hàng đa cấp bất chính theo Cục Quản lý cạnh tranh:

- Yêu cầu người tham gia đặt cọc và phải mua lượng hàng hóa ban đầu hoặc trả tiền để tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
- Không cam kết mua lại hàng hóa trong thời gian luật qui định và không cam kết mua lại với giá tối thiểu là 90% mức đã bán.
- Cho hưởng lợi ích kinh tế chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới.
- Thông tin sai lệch về lợi ích tham gia mạng lưới và hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
- Lợi nhuận không phát sinh từ việc bán hàng mà chủ yếu từ việc tuyển dụng người tham gia.
- Không quan tâm tới hàng hóa hoặc hàng hóa chỉ để tượng trưng, không có giá trị sử dụng như mong muốn và khó tìm thấy để so sánh trên thị trường.
- Khuyến khích, dạy người khác tuyển người bằng việc hứa trả tiền thưởng.
- Buộc và hối thúc người khác tham gia mua hàng mặc dù biết không bán được hàng gây rối người tiêu dùng.
Nhà trường hi vọng sau chương trình, bằng sự hiểu biết của mình, các em sinh viên sẽ tuyên truyền cho gia đình, bạn bè, người thân tránh những lôi kéo, dụ dỗ của các công ty kinh doanh đa cấp bất chính.

Tin, ảnh: Thanh Loan


  • 15:00

    04/04/2024

    Họp rà soát việc cập nhật thông tin được phân công theo công văn số 254/ĐHTĐ (ngày 25/3/2024) trên website tiếng Anh của Trường

  • 13:30

    09/01/2021

    Tọa đàm chuyên đề về Quản trị kinh doanh

  • 07:30

    31/10/2020

    Lễ trao bằng tốt nghiệp Đại học năm 2020

  • 07:30

    26/09/2020

    Lễ Khai giảng các lớp cao học khóa 7B,8A và Lễ trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ năm 2020

  • 08:00

    26/08/2020

    Tập huấn phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ, Mầm non năm 2020